Tư vấn dịch vụ giải quyết tranh chấp thừa kế

  Thứ Sat, 06/06/2020  (0)Bình luận

1. Tranh chấp thừa kế là gì?

Thừa kế di sản là quyền lợi hợp hợp pháp của người thừa kế. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, phân chia tài sản sẽ khiến nảy sinh nhiều mâu thuẫn giữa những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc phân chia tài sản. Nói chung, tranh chấp thừa kế là việc xảy ra bất đồng, trái ngược về lợi ích vật chất giữa các bên trong quan hệ thừa kế. Thực tế, tranh chấp thừa kế sẽ có các dạng cơ bản: tranh chấp hàng thừa kế, tranh chấp di sản thừa kế, tranh chấp chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, tranh chấp quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác …

2. Các phương thức giải quyết tranh chấp thừa kế

2.1. Thương lượng, hòa giải

Đây là phương pháp giải quyết tranh chấp thừa kế bằng việc gặp gỡ thỏa thuận, bàn bạc để tìm ra phương án tốt nhất. Để thực hiện, thì 2 bên cần mời 1 bên thứ 3 làm trung gian, phân tích nêu quan điểm và gợi ý những hướng giải quyết phù hợp. Thương lượng hòa giải mang tính chất mềm dẻo, linh hoạt và tiết kiệm chi phí cho các bên. 

2.2. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án

Khi đã hòa giải nhưng không mang lại kết quả như mong muốn, 2 bên sẽ nhờ đến sự can thiệp của tòa án. 1 trong hai bên sẽ đệ đơn lên tòa án. 

Theo quy định, tranh chấp thừa kế sẽ được giải quyết tại một trong những Tòa án nhân dân sau:

Tranh chấp thừa kế liên quan đến bất động sản: Tòa án nhân dân cấp huyện có bất động sản sẽ là cơ quan thụ lý hồ sơ

Tranh chấp không liên quan đến bất động sản: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú thụ lý giải quyết

3. Thủ tục, hồ sơ yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp thừa kế

3.1. Hồ sơ

Nguyên đơn cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện gồm những nội dung quy định trong Điều 189 Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015
  • Bản sao công chứng chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước
  • Bản sao công chứng sổ hộ khẩu
  • Bản sao giấy đăng ký kết hôn
  • Bản sao di chúc liên quan đến việc thừa kế
  • Các chứng cứ chứng minh yêu cầu của bạn là hợp pháp

3.2. Thủ tục, trình tự giải quyết

Nguyên đơn nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền và hoàn thành tiền tạm ứng án phí.

Tòa án tiến hành thụ lý giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó, tòa án sẽ tiến hành hòa giải và yêu cầu các bên cung cấp công khai chứng cứ liên quan đến vụ việc…

Viết bình luận của bạn: