THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN

  Thứ Wed, 26/04/2023  (0)Bình luận

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, đôi khi các bên không thể thực hiện hợp đồng được đúng và đầy đủ mà trước đó đã thỏa thuận. Trong đó có phải kể đến như thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Bài viết dưới đây sẽ trình bày về khái niệm hoàn cảnh thay đổi cơ bản và cách giải quyết khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định của pháp luật:

Theo quy định, sự thay đổi được coi là hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi đáp ứng các điều kiện như sau:

- Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng. Nguyên nhân khách quan xuất phát từ yếu tố bên ngoài thế giới vật chất, không phụ vào ý thức chủ quan của các bên.

- Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác. Trong trường hợp này các bên đã không lường trước được là sau khi giao kết hợp đồng thì sẽ xảy ra hoàn cảnh được coi là hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Việc xác định là có hay không việc các bên không lường trước được hoàn cảnh thay đổi phụ thuộc vào mức độ trung thực, thiện chí của các bên.

- Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên. Việc tiếp tục hay chấm dứt thực hiện hợp đồng phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên và sự chấp nhận của bên có quyền và lợi ích bị ảnh hưởng. Một bên trong hợp đồng sẽ không có quyền đơn phương thực hiện thay đổi nội dung hợp đồng, trường hợp một tự ý thay đổi nội dung hợp đồng mà không có sự đồng ý của bên còn lại thì sự thay đổi này sẽ không phát sinh hiệu lực và nếu gây ra thiệt hại thì bên có lỗi trong việc làm thay đổi nội dung hợp đồng sẽ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

- Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích. Trường hợp bên có lợi ích bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của hoàn cảnh không áp dụng biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép của mình để ngăn chặn thì sẽ không được coi là sự thay đổi hoàn cảnh cơ bản. Theo đó bên có lợi ích bị ảnh hưởng sẽ phải chịu rủi ro khi xảy ra thiệt hại.

Hướng giải quyết khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

Các bên thỏa thuận với nhau: Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên còn lại đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý. Đây được coi là một trong những phương hướng giải quyết hàng đầu và hữu hiệu nhất, các bên cần ưu tiên áp dụng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản một cách thiện chí nhất để có thể giải quyết được vấn đề thực hiện hợp đồng nhanh chóng, và kịp thời.

Các bên không thỏa thuận được với nhau: Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền:

- Chấm dứt hợp đồng mà trước đó các bên đã giao kết tại một thời điểm xác định, thời điểm này có thể do các bên đề xuất, yêu cầu hoặc do Tòa án xác định trong một khoảng thời gian hợp lý sau khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

- Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

Những lưu ý của các bên khi thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản:

Các bên cần dự liệu trước về cách giải quyết khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản để từ đó có được những hướng giải quyết phù hợp khi xuất hiện hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

Trong trường hợp các bên yêu cầu Tòa án giải quyết việc sửa đổi hợp đồng:

- Tòa án sẽ chỉ quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại cao hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.

- Tòa án sẽ từ chối giải quyết việc sửa hợp đồng trong trường hợp thiệt hại do chấm dứt hợp đồng thấp hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu sửa đổi, điều này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong việc thực hiện hợp đồng.

Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về việc sẽ không phải thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản cho đến khi được giải quyết. Nếu một trong các bên không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng và đầy đủ mà gây ra thiệt hại thì sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

 

 

Trên đây là bài viết về trình tự, hồ sơ chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành Công ty TNHH, để thực hiện thủ tục pháp lý liên quan trên thực tế hoặc cần tư vấn cụ thể, quý khách hàng vui lòng gọi vào hotline 0987754209 hoặc đặt câu hỏi qua hòm thư của của Luật Nam Hoàng.

Trân trọng./.

Viết bình luận của bạn: