Những Biều Cần Biết Về Thành Lập Công Ty TNHH Một Thành Viên Theo Pháp Luật Mới Nhất

  Thứ Thu, 01/12/2022  (0)Bình luận

Những Biều Cần Biết Về Thành Lập Công Ty Một Thành Viên Theo Pháp Luật Mới Nhất

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay việc thành lập doanh nghiệp đang là vấn đề rất phổ biến, đây cũng là một điều mà Chính Phủ rất ủng hộ. Cụ thể sự ủng hộ này của chính phủ thể hiện rõ rệt bằng những chủ trương và chính sách thuận lợi, hệ thống pháp luật chặt chẽ… Đặc biệt pháp luật về đăng ký doanh nghiệp đã có những đổi mới nhất định trong những năm gần đây. Và để hiểu rõ hơn về việc thành lập doanh nghiệp nói chung và cụ thể là thành lập công ty một thành viên nói riêng, sau đây Công Ty Luật TNHH Nam Hoàng sẽ mang đến cho bạn đọc bài viết về chủ đề: Điều kiện về thành lập Công Ty TNHH Một Thành Viên

1.  Khái quát về Công Ty TNHH Một Thành Viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

2. Điều cần biết về thành lập Công Ty TNHH Một Thành Viên

2.1 Điều kiện về chủ sở hữu

a. Tổ chức cá nhân tham gia doanh nghệp phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị nhà nước cấm thành lập hoặc tham gia doanh nghiệp.

b. Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: 

• Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

• Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

• Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;

• Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; 

 • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;

 • Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;

• Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

2.2 Điều kiện về vốn

 Vốn đầu tư thành lập doanh nghiệp phải phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề cần vốn pháp định thì vốn đầu tư ban đầu không thấp hơn mức vốn pháp định này.

Ví dụ với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề đa cấp thì vốn đầu tư khi đăng ký kinh doanh phải từ 10 tỷ trở lên

2.3 Ngành nghề kinh doanh

  Ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh không bị pháp luật cấm kinh doanh.

Pháp luật Việt Nam cấm kinh doanh các ngành nghề sau:

 •  Kinh doanh vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng và phương tiện kỹ thuật quân sự chuyên dùng của các lực lượng vũ trang;

 •  Kinh doanh chất nổ, chất độc, chất phóng xạ;

 • Kinh doanh chất ma tuý;

 • Kinh doanh mại dâm, dịch vụ tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em;

 •  Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc; 

 •  Kinh doanh các hoá chất có tính độc hại mạnh;

 •  Kinh doanh các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng;

 •  Kinh doanh các sản phẩm văn hoá phản động, đồi trụy, mê tín, dị đoan hoặc có hại đến giáo dục nhân cách;

 •  Kinh doanh các loại pháo;

 •  Kinh doanh thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định và các loại động vật, thực vật quý hiếm khác cần được bảo vệ;

b.  Trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh những ngành nghề theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề thì người quản lý, điều hành doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề lưu tại trụ sở công ty.

Pháp luật Việt Nam quy định các ngành nghề sau phải có chứng chỉ hành nghề:

 •  Kinh doanh dịch vụ pháp lý;

 • Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm; 

 •  Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thu ý; 

 •  Kinh doanh dịch vụ thiết kế công trình;

 •  Kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

 •  Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán.

2.4 Tên Doanh Nghiệp

Tên doanh nghiệp xác định thương hiệu cho công ty, đó là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trong thể hiện sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, giúp khách hàng nhận diện được đâu là sản phẩm của mình, nó mang tính “khẳng định chủ quyền” đối với chất lượng sản phẩm.

Vụ việc về sự nhầm lẫn tên thương hiệu Sacombank và SCB (Tên viết tắt của Vạn Thịnh Phát) gần đây là một ví dụ điển hình về nhầm lẫn thương hiệu khá nghiêm trọng, nó ảnh hưởng đến uy tín của cả một doanh nghiệp lớn.

 Vậy làm sao có thể chọn được một cái tên hay và ưng ý, làm sao có thể chọn được một cái tên không trùng lặp, nhầm lẫn với những công ty khác, hay làm sao đặt tên doanh nghiệp mà không thuộc điều cấm của pháp luật. Dưới đây là những điều cần biết trước khi thành lập công ty về đặt tên công ty:

• Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu nhưng phải phát âm được và phải có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng doanh nghiệp.

• Không đặt tên trùng hoặc tên dễ gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký. Các bạn có thể tra cứ trước trên cổng thông tin điện tử (dangkykinhdoanh.gov.vn) để xem tên của công ty có bị trùng hay không

• Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

• Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

• Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

• Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp. (Trừ trường hợp được sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó).

2.5 Trụ sở có quyền sử dụng hợp pháp

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Chung cư có chức năng để ở thì không được phép đặt địa chỉ trụ sở công ty để thực hiện chức năng kinh doanh ở đó, tuy nhiên ở một số trung tâm thương mại/chung cư thì chủ đầu tư có xin chức năng kinh doanh cho những khu xác định và cụ thể như lầu trệt, tầng 1, tầng 2… Còn đối với những địa chỉ khác có xác định địa chỉ rõ ràng thì các bạn hoàn toàn có thể đặt địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp để kinh doanh.

2. 6 Hồ sơ đăng ký thành lập công ty hợp lệ

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên bao gồm:

• Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh do đại diện pháp luật công ty ký (theo mẫu qui định) (1 bản); 

•  Dự thảo điều lệ công ty TNHH 1 thành viên (Người đại diện pháp luật ký nháy từng trang) (1 bản);

• Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện pháp luật công ty (CMND công chứng chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND chưa quá 15 năm);

• Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (theo mẫu qui định) (1 bản)

Sau khi soạn thảo xong hồ sơ tiến hành nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh của sở KHĐT (Số lượng 1 bộ). Sau 3-5 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ sở KHĐT sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2.7 Nộp đầy đủ lệ phí đăng ký kinh doanh.

Lệ phí bao gồm:

• Lệ phí nộp hồ sơ vào sở KHĐT: 100.000 đ

• Lệ phí đăng bố cáo thành lập công ty: 300.000 đ

2.9 Hoàn tất các công việc sau khi có giấy phép + Mã số thuế.

• Khắc dấu và đăng tải mẫu dấu pháp nhân lên công thông tin quốc gia.

• Treo bảng hiệu tại trụ công ty;

• Đăng ký token khai thuế qua mạng;

• Mở tài khoản ngân hàng + nộp thông báo tài khoản ngân hàng lên sở KHĐT nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

• Kích hoạt bước 1, bước 2 nộp thuế điện tử;

• Nộp tờ khai thuế môn bài;

• Nộp thuế môn bài cho năm nay; 

• Hoàn tất thủ tục khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế quản lý;

• Hoàn tất thủ tục đặt in hóa đơn GTGT + Phát hành hóa đơn GTGT trước khi sử dụng.

Trên đây là toàn bộ các điều kiện để thành lập công ty TNHH 1 thành viên cụ thể và đúng theo quy định của pháp luật. Mong rằng nội dung của bài viết sẽ giúp bạn tránh được những rủ ro không đáng có.

2.8 Nơi thực hiện đăng ký

Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo phương thức sau:

a) Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh;

b) Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;

c) Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn)

 

Trên đây là những thông tin về thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên, để thực hiện thủ tục pháp lý liên quan trên thực tế hoặc cần tư vấn cụ thể, quý khách hàng vui lòng gọi vào hotline 0987754209 hoặc đặt câu hỏi qua hòm thư của của Công Ty Luật TNHH Nam Hoàng.

Trân trọng./.