Hồ sơ đăng ký Hợp tác xã theo quy định 2023

  Thứ Tue, 11/04/2023  (0)Bình luận

Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế, nhưng nhiệm vụ chính của nó không phải là thúc đẩy phát triển kinh tế, mà là giải quyết việc làm cho người lao động và thúc đẩy ổn định chính trị – xã hội. Vì vậy, thành lập hợp tác xã ngày càng được ưa chuộng và trở thành ưu tiên thúc đẩy sự phát triển tại Việt Nam.

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã:

  • Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm;
  • Hồ sơ đăng ký theo quy định của Luật Hợp tác xã;
  • Tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được đặt theo quy định của Luật Hợp tác xã;
  • Có trụ sở chính là địa điểm giao dịch của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên đường, phố, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Hợp tác xã có thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã trực tiếp tại cơ quan đăng ký hợp tác xã hoặc qua đường bưu điện. Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã có giá trị pháp lý kể từ ngày cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã. Hợp tác xã có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Hợp tác xã có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.

hợp tác xã muốn đăng ký thành lập phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định và gửi tới cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính, cụ thể là phòng tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Sau khi cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục tiếp nhận và xử lý hồ sơ đề nghị thành lập hợp tác xã và hợp tác xã đáp ứng đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.

Khi thành lập hợp tác xã, hợp tác xã gửi tới cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính 01 bộ hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã, gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã;
  • Điều lệ của hợp tác xã;
  • Phương án sản xuất kinh doanh;
  • Danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên; danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;
  • Nghị quyết hội nghị thành lập.

Nếu hợp tác xã đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã cho hợp tác xã. Hợp tác xã có tư cách pháp nhân, có quyền hoạt động theo nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký, hợp tác xã được khắc dấu và có quyền sử dụng con dấu của mình. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận đăng ký thì cơ quan đăng ký hợp tác xã thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho hợp tác xã biết.

 

Trên đây là bài viết về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, để thực hiện thủ tục pháp lý liên quan trên thực tế hoặc cần tư vấn cụ thể, quý khách hàng vui lòng gọi vào hotline 0987754209 hoặc đặt câu hỏi qua hòm thư của của Luật Nam Hoàng.

Trân trọng./.