Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?

  Thứ Thu, 06/04/2023  (0)Bình luận

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp. Khi hồ sơ thành lập doanh nghiệp hợp lệ và các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp hoàn tất thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
  • Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định;
  • Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định về phí và lệ phí.
  • Theo Điều 34 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, các thông tin trên Giấy chứng nhận có giá trị pháp lý kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp:

  • Giấy chứng nhận bị nát, mất, rách, cháy, hay bị tiêu hủy dưới những hình thức khác nhau.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp không đúng trình tự, hồ sơ, thủ tục theo quy định. Trường hợp này sẽ được phòng đăng ký kinh doanh gửi văn bản thông báo yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn chỉnh và nộp hồ sơ theo yêu cầu. Khi đó, cơ quan chức năng sẽ xem xét việc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp phát hiện thông tin thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký của doanh nghiệp thiếu chính xác so với thông tin được đăng ký trong hồ sơ. Khi đó, doanh nghiệp có thể gửi văn bản đề nghị cơ quan chức năng hiệu đính lại thông tin.
  • Khi thông tin doanh nghiệp kê khai không trung thực và chính xác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện xử phạt theo quy định và đề nghị doanh nghiệp soạn thảo và nộp lại hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
  • Khi doanh nghiệp thay đổi loại hình kinh doanh hoặc thay đổi những thông tin nội dung đã đăng ký doanh nghiệp. Lúc này, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép đăng ký kinh doanh.

Khi doanh nghiệp được cấp lại thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của các lần trước đó không còn hiệu lực.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
  • Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
  • Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
  • Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.

Các thông tin đăng ký doanh nghiệp khác như ngành, nghề kinh doanh, thông tin đăng ký thuế, số lượng lao động thì doanh nghiệp có thể dễ dàng tra cứu trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Những trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị thu hồi:

  • Các thông tin được kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là thông tin giả mạo.
  • Doanh nghiệp đã thực hiện ngừng hoạt động kinh doanh trong một năm mà không thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.
  • Doanh nghiệp không tiến hành gửi báo cáo trong thời hạn 6 tháng đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tính từ thời điểm hết hạn gửi báo cáo hoặc có văn bản yêu cầu.
  • Những trường hợp khác theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định của tòa án.
  • Doanh nghiệp được thành lập do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trên đây là bài viết mức lệ phí đăng ký kinh doanh, để thực hiện thủ tục pháp lý liên quan trên thực tế hoặc cần tư vấn cụ thể, quý khách hàng vui lòng gọi vào hotline 0987754209 hoặc đặt câu hỏi qua hòm thư của của Luật Nam Hoàng.

Trân trọng./.