Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài

  Thứ Tue, 13/12/2022  (0)Bình luận

1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký chứng nhận đầu tư 

Tại Điều 37 Luật Đầu tư năm 2020 quy định về các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

     - Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; 

     - Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 (Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) 

2. Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 

Để được cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng điều kiện sau:

     - Có quốc tịch (đối với nhà đầu tư là cá nhân) hoặc địa chỉ trụ sở chính (đối với nhà đầu tư là tổ chức) tại quốc gia nằm trong tổ chức WTO cùng với Việt Nam.

     - Ngành nghề đăng ký đầu tư không thuộc các ngành nghề bị cấm hoạt động (phải nằm trong biểu cam kết WTO) 

3. Thời hạn và thẩm quyền giải quyết 

Thời hạn xử lý hồ sơ: 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ 

Thẩm quyền xử lý hồ sơ và giải quyết: 

Kết quả nhận được: Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư. Nếu hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư ra thông báo hướng dẫn nhà đầu tư bổ sung hoặc chỉnh sửa hồ sơ nộp lại. 

4. Thủ tục cấp GCN đăng ký đầu tư 

Trình tự cấp GCN đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài:

Bước 1: Nộp và tiếp nhận hồ sơ:

     - Cá nhân, tổ chức:

Trước khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư kê khai trực tuyến thông tin về dự án đầu tư tại Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài theo địa chỉ: http://fdi.gov.vn hoặc  http://dautunuocngoai.gov.vn

Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả) trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhận Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.

     - Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tiếp nhận hồ sơ, trả Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho cá nhân, tổ chức.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ:  

Phòng chuyên môn thụ lý, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và các điều kiện cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư, trình Lãnh đạo Sở phê duyệt kết quả giải quyết hồ sơ (Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư/Thông báo về việc bổ sung hồ sơ/Thông báo về việc hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết). 

Bước 3: Trả kết quả: Cá nhân, tổ chức nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

5. Hồ sơ cấp GCN đăng ký đầu tư 

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư gồm các giấy tờ sau:

     - Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

     - Hợp đồng thuê nhà/ văn phòng để thực hiện dự án đầu tư;

     - Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người Việt Nam (trường hợp góp vốn chung với người Việt Nam); 

     - Văn bản xác minh số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư nước ngoài tương đương hoặc nhiều hơn với số tiền đầu tư. Nếu tài khoản ở nước ngoài thì giấy tờ phải được hợp pháp hóa lãnh sự, sau đó dịch thuật, công chứng sang tiếng Việt;

     - Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân cần bổ sung: Bản sao hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài 

Đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức cần bổ sung:

       + Bản sao giấy đăng ký kinh doanh của tổ chức nước ngoài;

       + Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện phần vốn góp cho tổ chức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

       + Báo cáo tài chính trong vòng 2 năm gần nhất có kiểm toán của tổ chức nước ngoài (phải được hợp pháp hóa lãnh sự, còn hiệu lực trong vòng 90 ngày)

6. Nội dung Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư 

Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại Điều 40 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, bao gồm:

     - Tên dự án đầu tư 

     - Thông tin nhà đầu tư

     - Mã số dự án đầu tư

     - Mục tiêu và quy mô dự án

     - Địa điểm thực hiện dự án

     - Diện tích mặt đất, mặt nước sử dụng

     - Tổng vốn đầu tư của dự án (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động)

     - Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư

     - Tiến độ thực hiện dự án, bao gồm: 

       + Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;

       + Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.

     - Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).

     - Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có). 

 

Trên đây là những thông tin về cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, để thực hiện thủ tục pháp lý liên quan trên thực tế hoặc cần tư vấn cụ thể, quý khách hàng vui lòng gọi vào hotline 0987754209 hoặc đặt câu hỏi qua hòm thư của của Luật Nam Hoàng.

Trân trọng./.

Viết bình luận của bạn: