CÁCH THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

  Thứ Wed, 26/04/2023  (0)Bình luận

Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển và ngày càng năng động, tranh chấp thương mại trở thành một hiện tượng phổ biến và thường xuyên diễn ra trong hoạt động của nền kinh tế thị trường. Vậy các tranh chấp thương mại được giải quyết bằng cách nào?

Hoạt động thương mại là gì?

Hoạt động thương mại được hiểu là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bao gồm hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại…

Đối tượng trong hoạt động thương mại đó chính là hàng hóa, đây là điểm khác so với lĩnh vực dân sự, theo đó hàng hóa là tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai, như cây cối…

Cách thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại

Theo quy định pháp luật, có 04 cách thức giải quyết tranh chấp như sau:

- Thương lượng: hai bên trong hoạt động thương mại sẽ cùng nhau thỏa thuận, thương lượng bằng những lời lẽ và lập luận cụ thể nhằm tìm ra tiếng nói chung, hướng giải quyết phù hợp với ý chí của hai bên. Kết quả thương lượng sẽ phụ thuộc vào sự tự nguyện của hai bên, không mang tính chất bắt buộc thực hiện, vì vậy, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên sẽ khó có thể được đảm bảo được một cách tốt nhất.

- Hòa giải: ngoài thành phần tham gia là hai bên trong hoạt động thương mại thì còn có cá nhân, tổ chức với vai trò là bên thứ ba đứng ra hòa giải, có thể là hòa giải viên, trung tâm hòa giải,… hoặc là cá nhân có uy tín được hai bên lựa chọn. Sự tham gia của bên thứ ba sẽ có vai trò quan trọng trong việc thuyết phục, thúc đẩy hai bên tiến hành việc giải quyết tranh chấp được một cách tốt nhất. Kết quả hòa giải cũng sẽ không có tính chất bắt buộc, trừ trường hợp hai bên có yêu cầu và được tòa án hoặc trọng tài ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành thì lúc này kết quả hòa giải sẽ được bảo đảm thi hành.

- Trọng tài: dựa vào yêu cầu của hai bên trung tâm trọng tài, trọng tài viên sẽ đứng ra giải quyết tranh chấp. Quyết định của trọng tài sẽ đảm bảo được thi hành, đây là điểm lợi thế hơn so với hai cách thức giải quyết tranh chấp thương lượng và hòa giải. Việc giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa giải còn đảm bảo được tính bảo mật thông tin của hai bên, và việc giải quyết cũng được tiến hành một cách khá nhanh, cho nên đây sẽ là cách thức giải quyết tranh chấp tốt mà các bên có thể lựa chọn khi phát sinh tranh chấp.

- Tòa án: giải quyết tranh chấp bằng Tòa án thì sẽ mang tính quyền lực nhà nước, tức sẽ có sự tham gia của Tòa án, với tư cách là cơ quan nhân danh nhà nước trong việc thực hiện hoạt động xét xử, phán quyết của Tòa án sẽ mang tính bắt buộc các bên phải thi hành. Để thực hiện giải quyết tranh bằng bằng Tòa án thì một trong hai bên hoặc cả hai bên sẽ gửi đơn khởi kiện, yêu cầu tới Tòa án để giải quyết. Phán quyết của Tòa án được bảo đảm thực hiện, tuy nhiên, thời gian giải quyết lâu dài, thủ tục phức tạp và khó có thể đảm bảo được tính bí mật. Chính vì vậy các bên nên cân nhắc lựa chọn giải quyết bằng con đường Tòa án khi phát sinh tranh chấp.

Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại:

- Ưu tiên sự thỏa thuận: hoạt động thương mại nói chung và hợp đồng thương mại nói riêng trước hết là sự thỏa thuận của các bên với nhau, có thể là một hoặc nhiều bên với tư cách là cá nhân hoặc tổ chức, và sự thỏa thuận này được pháp luật thừa nhận và tôn trọng. Cách thức giải quyết tranh chấp này được thực hiện một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và thời gian của các bên. Ngoài ra sẽ giúp cho các bên hiểu rõ về nhau hơn từ đó giúp cho việc giải quyết tranh chấp được hiệu quả hơn. Tuy nhiên tùy vào từng trường hợp cụ thể, nếu một bên không nhận được sự thiện chí của bên còn lại thì có thể lựa chọn các cách thức giải quyết tranh chấp như Trọng tài hoặc Tòa án;

- Xây dựng điều khoản về cách thức giải quyết tranh chấp trong hợp đồng: tranh chấp là điều không bên nào muốn khi xác lập hợp đồng thương mại, tuy nhiên để dự trù cho các trường hợp phát sinh tranh chấp thì khi xác lập hợp đồng thì các bên nên thỏa thuận với nhau về xây dựng điều khoản về cách thức giải quyết tranh chấp, khi đó trong trường hợp tranh chấp phát sinh thì các bên sẽ đối chiếu theo điều khoản đó để thực hiện giải quyết tranh chấp được hiệu quả nhất.

 

 

Trên đây là bài viết về trình tự, hồ sơ chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành Công ty TNHH, để thực hiện thủ tục pháp lý liên quan trên thực tế hoặc cần tư vấn cụ thể, quý khách hàng vui lòng gọi vào hotline 0987754209 hoặc đặt câu hỏi qua hòm thư của của Luật Nam Hoàng.

Trân trọng./.

Viết bình luận của bạn: